Sử dụng Sừng hồng hoàng

Một vật trang trí được làm từ sừng hồng hoàng

Hồng Hoàng nói chung là một loài chim có ý nghĩa văn hóa, tâm linh đặc biệt trong tiềm thức một số quốc gia, mỏ sừng loài chim quý hiếm này có giá trị rất lớn, thường chỉ dành cho tầng lớp quý tộc, Những người đàn ông của một số bộ lạc tại Ấn Độ sử dụng lông của chúng để làm mũ đội đầu. Việc sử dụng sừng hồng hoàng mũ cát đã có từ hơn 2.000 năm trước. Người dân ở Borneo sử dụng vật liệu này để chế tạo đồ trang trí. Người dân bản địa trong khu vực sinh sống của loài chim mỏ sừng này như KenyahKelabit, từ lâu đã chạm khắc những chiếc sừng của chúng thành vật tinh xảo. Ở Malaysia, những chiếc nhẫn sừng ngà được cho là đổi màu khi tiếp xúc với thực phẩm độc.

Người Trung Quốc đã gặp vật liệu này vào thế kỷ 14 và nó sớm trở thành một mặt hàng thương mại quan trọng tại Brunei. Khi thương mại giữa Borneo và Trung Quốc bắt đầu vào khoảng năm 700, bộ phận này cũng chứng tỏ giá trị quốc tế. Các ghi chép cho thấy sừng hồng hoàng mũ cát được gửi đi như cống phẩm cho nhà Đườngnhà Minh và tiếp tục được sử dụng phổ biến trong những thế kỷ tiếp theo, người Trung Quốc gọi bộ phận này là Hạc đính (bính âm chữ Hán: hèdǐng; âm Wade–Giles: ho-ting). Một số ghi chép nhắc đến việc tặng sừng tê điểu cho các tướng quân. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, tê điểu trở nên rất hiếm do nạn săn bắn.

Phần mỏ sừng chim Hồng Hoàng được giới thợ thủ công Trung Quốc sử dụng để sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị cao, những nghệ nhân Trung Quốc rất ưa chuộng sừng tê điểu và dùng nó để chế tác đồ cho giới quý tộc giàu có. Nghệ nhân Nhật Bản cũng chạm khắc mỏ sừng với nhiều hình ảnh tinh xảo thành những núm nơi dây thắt lưng kimono của nam giới. Những thợ chạm khắc Nhật Bản cũng sử dụng sừng tê điểu để tạo các đồ vật tinh xảo đeo trên thắt lưng kimono. Nhiều món đồ tinh xảo làm từ mỏ sừng chim Hồng Hoàng vượt biển đến nước Anh và trở thành thời trang của giới quý tộc nước này vào thế kỷ XIX. Một sản phẩm làm từ sừng hồng hoàng mũ cát là tinh xảo.

Sản phẩm này cũng từng được đề cập đến ở thời phong kiến của Việt Nam, trong tác phẩm Phủ biên tạp lục trong Quyển VI (Nói về thổ sản), nhà bác học Lê Quý Đôn từng đề cập đến: "Ở Thuận Hóa có thứ ngọc quý gọi là ngọc hạc đính giống như ngà voi, nhưng sắc ngọc nó vàng, lại hơi có điểm đỏ, thớ rất nhỏ và sáng sủa. Người ta chế ra làm hộp sáp và ngọc châu đeo chuỗi để niệm Phật, đeo thứ ngọc ấy có thể lánh xa loài rắn độc. Thứ ngọc này do tàu buôn ở Tây Dương đem đến, chứ không phải là thổ sản vậy. Xét ở sách Vũ Bị chí có chép nước Tam Phật Tề, có tên nữa là Cựu Cang (ở phía tây Trảo Oa về phía đông nam Tô Môn Cách Lạp) sản sinh loài chim hạc đính, lớn hon loài vịt, xương ở óc dầy hơn một thước, ngoài vàng trong đỏ, sắc sáng bóng rất đẹp. Nước Bột Nê (thuộc về bán đảo Mã Lai gần nước Trảo Oa) cũng có loài chim ấy".

Khi nhu cầu của con người ngày càng cao thì nạn săn trộm Tê Điểu để lấy mỏ sừng đã xuất hiện ngày một nhiều khi các thương nhân người Hoa ráo riết thu mua chúng sau đó bán cho giới thượng lưu với giá đắt đỏ. Đến giữa những năm 1800 nhu cầu đã lan sang phương Tây và các nước châu Âu. Nhẹ hơn ngà voi, dễ dàng chạm khắc hình ảnh tinh xảo thành mặt dây chuyền và các tác phầm nghệ thuật phức tạp nên mỏ sừng Tê Điểu trở thành món hàng được săn lùng nhiều nhất ở châu Á. Đối với các tầng lớp giàu có ở Trung Quốc, Nhật Bản, các vật dụng có mặt của "Tam quý" (gồm: nanh hổ, vảy tê tê và sừng hồng hoàng) là dấu hiệu của tiền bạc, giàu có, quyền lực và sự sang trọng. Ở Anh thời thế kỷ 19, những trang sức, vật dụng có sự xuất hiện của mỏ sừng trở thành xu hướng thời trang thời thượng của giới quý tộc Anh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sừng hồng hoàng http://www.acstones.com/gemofmonth/2005/gemofmonth... http://www.tribalartsdirectory.com/ArtAreas/home.n... http://antg.cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su/... http://danviet.vn/the-gioi/dai-gia-trung-quoc-va-c... http://giadinh.net.vn/xa-hoi/dieu-it-biet-ve-loai-... https://vnexpress.net/khoa-hoc/loai-chim-co-chiec-... https://vnexpress.net/khoa-hoc/thoi-quen-khien-chi... https://web.archive.org/web/20050307171936/http://... https://news.zing.vn/con-khat-sung-do-bi-kich-tuye...